Những
giao hưởng này vẫn giữ hình thức cổ điển trong cấu trúc rất chặt chẽ của chúng,
nhưng lại mang tính chất sâu sắc, triết lý trong sự biểu hiện cảm giác lãng
mạn. Nhà soạn nhạc Nga Peter Tchaikovsky sáng tác sáu bản giao hưởng, với tinh
thần là âm nhạc chương trình, chúng gắn kết những cảm giác mãnh liệt với những
thành phần âm nhạc dân gian Nga, và đặc biệt là trong 3 giao hưởng sau cùng có
1 sự làm tăng âm nhạc sâu sắc. Các nhà soạn nhạc Áo Anton Bruckner và Gustav
Mahler chịu ảnh hưởng lớn của nhà soạn nhạc kịch opera Richard Wagner.
Chín
giao hưởng của Bruckner khai thác những hiệu quả dàn nhạc lớn và đạt được tính
thống nhất trong sự tranh đua giữa các model hình nhịp điệu và giai điệu.
Mahler đã mở rộng 1 cách đặc biệt độ dài của giao hưởng và thường ngày thay đổi
những hình thức của nó bằng những đoạn thanh nhạc. Mahler đã nhấn mạnh màu sắc,
hay âm sắc của những nhạc cụ riêng lẻ và ông đã thử nghiệm kết thúc 1 bản giao
hưởng bằng một âm điệu khác với âm điệu mở đầu. Trước đó, việc mở đầu và kết
thúc một bản giao hưởng bằng cùng một âm điệu giúp nó đạt được sự thống nhất
hoàn chỉnh. Mahler đã mong ước rằng các giao hưởng của ông “chứa đựng thế
giới”, và ông đã gắn kết các ý tưởng tôn giáo và triết học về những khát vọng
của con người và sự đấu tranh của loài người chống lại định mệnh. Nhà soạn nhạc
người Czech Antonin Dvorak có tiếng tăm với tài năng sử dụng các giai điệu dân
gian, như được diễn tả qua bản giao hưởng có tiêu đề “Từ Quốc tế Mới” (1893)
của ông. Các nhà soạn nhạc Pháp như Vincent d’Indy và Camille Saint-Saens, các
nhà soạn nhạc Nga như Alexander Borodin và Nikolai Rimsky-Korsakov cũng viết
nhiều bản giao hưởng nổi tiếng.
Giao hưởng Rê thứ của nhà soạn nhạc Pháp-Bỉ
César Franck cũng là một ví dụ cho xu hướng “cấu trúc hình trụ” của thế kỷ 19,
Đó là xu hướng gắn kết các chương khác nhau bằng sự lặp đi lặp lại các chủ đề
và motif. THẾ KỶ 20 Trong suốt thế kỷ 20, 1 số các nhà soạn nhạc như Charles
Ives (người Mỹ) và Carl Nielsen (người Đan Mạch) đã bám sát hình thức giao
hưởng như những phương thức sáng tạo mang tính cá nhân cao. Cả 2 người đều đã
thử nghiệm với những phép đa âm và nhiều kiểu sáng tác hiện đại khác. Nhà soạn
nhạc Phần Lan Jean Sibelius đã đem lại sinh khí cho giao hưởng với hướng đi
ngược lại với Mahler. Sibelius đã cô đọng một cách chặt chẽ các sản phẩm chủ đề
và các giai đoạn nâng cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét